Kỳ thi tuyển sinh đang đến gần, không ít các bạn thí sinh đang nghiên cứu về ngành du lịch. Với mong muốn giúp các bạn định hướng và lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn hiện nay ngành Du lịch gồm những nghề gì để các bạn tham khảo nhé!
Kỳ thi tuyển sinh đang đến gần, không ít các bạn thí sinh đang nghiên cứu về ngành du lịch. Với mong muốn giúp các bạn định hướng và lựa chọn ngành nghề phù hợp nhất, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn hiện nay ngành Du lịch gồm những nghề gì để các bạn tham khảo nhé!
Quản lý du lịch cung cấp cơ hội đào tạo vào các vị trí quản lý trong ngành du lịch và lưu trú. Nhà quản lý làm việc trong hiệp hội, các cơ quan liên quan đến dịch vụ du lịch. Công việc này đòi hỏi phải có kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn về từng lĩnh vực cụ thể để có thể chỉ đạo, hướng dẫn những bộ phận, hay nhân viên dưới quyền.
Công việc của một nhà quản lý khá đa dạng: quản lý tour và khách du lịch, quản lý dòng tiền kinh doanh, quản lý hướng dẫn viên du lịch, theo dõi, quản lý quy trình vận hành,…
Người điều hành có vai trò quan trọng đối với sự thành công của một chuyến đi. Họ là những người phụ trách lên kế hoạch tổ chức chuyến du lịch, tham quan, vui chơi,… họ đảm bảo chuyến đi diễn ra an toàn theo kế hoạch.
Nắm vai trò quan trọng trong công việc điều hành nên công việc cụ thể của một điều hành du lịch là:
Đây là ngành cung cấp nguồn nhân lực đảm nhiệm các hoạt động bao gồm điều hành, tổ chức, hoạch định, giám sát, kiểm tra, đánh giá,… mọi cá thể và chu trình hoạt động bên trong nhà hàng, khách sạn.
Tùy mô hình, cơ cấu mà nhiệm vụ của người quản lý trong nhà hàng, khách sạn sẽ khác nhau. Các công việc thường xoay quanh các mảng như: quản trị nhân sự, quản trị hoạt động tài chính, quản trị cơ sở vật chất, giải quyết khiếu nại từ khách hàng,…
Nhân viên lễ tân tại khách sạn, nhà hàng
Nhân viên lễ tân công việc chính là tiếp đón khách, nhận thông tin về yêu cầu của khách, nhận điện thoại, trả lời các thông tin liên quan đến nghiệp vụ của mình. Công việc này thường yêu cầu ngoại hình ưa nhìn, nhanh nhạy, giao tiếp khéo léo, và đặc biệt ít nhất một ngoại ngữ để đón tiếp khách nước ngoài.
Nhân viên phục vụ bàn, bar thường làm việc trong các quán bar hoặc quầy bar ở những nhà hàng, khách sạn sang trọng. Công việc này thu hút khá nhiều bạn trẻ hiện nay, họ sẽ nhận yêu cầu đặt đồ uống của khách và làm một số việc khác như lau ghế, tính tiền cho khách hoặc kiểm tra thông tin để đảm bảo khách hàng đủ tuổi sử dụng rượu bia,…
Nhân viên buồng phòng đây là vị trí công việc cung cấp dịch vụ cho khách của khách sạn, họ có nhiệm vụ đảm bảo sao cho phòng ở được vệ sinh sạch sẽ và giải đáp các thắc mắc, yêu cầu của khách hàng về dịch vụ, vấn đề liên quan đến phòng ở.
Nhắc đến ngành Du lịch, chắc hẳn mọi người đều nghĩ ngay đến ngành Hướng dẫn viên du lịch. Công việc này, người hướng dẫn viên sẽ sử dụng ngôn ngữ phù hợp đế giới thiệu, giải thích, trình bày cho du khách về văn hóa, lịch sử, ý nghĩa các điểm tham quan. Trong suốt chuyến đi, họ sẽ giao lưu và giải đáp các thắc mắc của du khách.
Ngành này bạn không cần ngoại hình xuất sắc, mà cần kiến thức chuyên môn vững, hiểu biết sâu rộng, khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề tốt, sức khỏe dẻo dai.
Đời sống xã hội tăng lên, mọi người hướng đến việc hưởng thụ muốn đến những vùng đất mới nghỉ dưỡng, khám phá nền văn hóa,… do vậy ngành marketing du lịch hiện đang là lĩnh vực có tiềm năng phát triển vô cùng lớn. Công việc chính của marketing du lịch là tiếp thị và quảng cáo, cung cấp thông tin sản phầm và dịch vụ liên quan đến du lịch gồm dịch vụ lữ hành, dịch vụ lưu trú, vận chuyển, dịch vụ tư vấn thông tin, dịch vụ tại điểm đến (khu vui chơi, danh lam thắng cảnh,…)
Ngoài ra, ngành Du lịch còn có nhiều công việc đa dạng khác như:
Có thể thấy ngành Du lịch bao gồm nhiều nhóm nghề khác nhau. Để lựa chọn nhóm nghề phù hợp với bản thân, bạn nên hiểu đúng về sở thích, kỹ năng của bản thân cũng như tìm kiếm các thông tin liên quan như cơ hội việc làm, mức lương của nghề ấy.
Nếu bạn là người thích trải nghiệm, khám phá thì ngành Hướng dẫn viên du lịch là ngành học dành cho bạn. Đây là ngành học HOT nhất mang đến cho bạn cơ hội được gặp gỡ, trò chuyện với nhiều người đến từ mọi miền Tổ quốc. Một vài ngôi trường đào tạo mà bạn có thể tin tưởng lựa chọn theo học như:
Trên đây là thông tin tổng hợp những nghề hot có thể đảm nhận khi theo học ngành Du lịch cùng những ngôi trường đào tạo ngành học uy tín. Mong rằng bài viết hữu ích với các bạn thí sinh, giúp các bạn định hướng được ngành học mà bản thân theo đuổi. Chúc các bạn thành công!
Bộ Công thương có 5 Thứ trưởng gồm: ông Hoàng Quốc Vượng, ông Trần Quốc Khánh, ông Đỗ Thắng Hải, ông Cao Quốc Hưng và ông Đặng Hoàng An.
Thứ trưởng bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng sinh năm 1963, từng tốt nghiệp trường mỏ MGRI tại Moscow, Nga.
Trong quá trình công tác, ông Hoàng Quốc Vượng từng là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên. Đến tháng 8/2010, ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng bộ Công Thương. Sau đó, ông Hoàng Quốc Vượng được chuyển sang làm việc tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vào tháng 9/2012, giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Thành viên (HĐTV) Tập đoàn. Đồng thời, ông còn là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn.
Tháng 1/2015, ông Vượng thôi giữ chức Chủ tịch HĐTV EVN để quay trở lại bộ Công thương trong vai trò Thứ trưởng, với nhiệm vụ phụ trách công tác tuyên truyền của Bộ.
Tại Quyết định 213/QĐ-TTg, Thủ tướng bổ nhiệm lại ông Hoàng Quốc Vượng giữ chức vụ Thứ trưởng bộ Công thương. Thời gian bổ nhiệm lại kể từ ngày 26/1/2020.
Tại bộ Công thương, Thứ trưởng Trần Quốc Khánh có nhiệm vụ chỉ đạo công tác trong lĩnh vực quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xuất khẩu, nhập khẩu và dịch vụ thương mại; xử lý các vấn đề liên quan đến cán cân thương mại; cải cách hành chính.
Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế.
Phụ trách quan hệ song phương và phát triển thị trường, các vấn đề liên quan đến xử lý tranh chấp thương mại và chống bán phá giá, chống trợ cấp ở nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam tại các nước châu Á – Thái Bình Dương.
Phụ trách quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM, WTO cũng như các tổ chức, diễn đàn kinh tế khu vực và quốc tế khác; chỉ đạo chung về các công tác liên quan đến thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
Thay mặt Bộ, chỉ đạo ngành Công Thương của các tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.
Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Chính sách thương mại đa biên, Vụ Thị trường châu Á – châu Phi (đối với công tác liên quan đến thị trường châu Á – Thái Bình Dương), Cục Xuất nhập khẩu, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Phòng vệ thương mại, Văn phòng Hội đồng cạnh tranh, Đại diện của bộ Công Thương (Phòng WTO) tại Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các Tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ.
Chủ tịch các hội đồng, trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.
Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải sinh năm 1963 tại tỉnh Bắc Ninh, có học vị Thạc sỹ kinh tế.
Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng bộ Công Thương, ông Đỗ Thắng Hải từng giữ các chức vụ: Giám đốc Trung tâm Giao dịch Quốc tế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, Cục Xúc tiến thương mại, bộ Thương mại cũ; Phó Cục trưởng Cục Xúc tiên thương mại rồi Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, bộ Công Thương.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải có nhiệm vụ chỉ đạo công tác trong lĩnh vực phát triển thị trường trong nước, xúc tiến thương mại, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, luyện kim và khoáng sản (trừ lĩnh vực dầu khí và than).
Giúp Bộ trưởng chỉ đạo công tác hội nhập kinh tế quốc tế, hợp tác quốc tế.
Phụ trách quan hệ song phương và phát triển thị trường, các vấn đề liên quan đến xử lý tranh chấp thương mại và chống bán phá giá, chống trợ cấp ở nước ngoài đối với hàng hóa Việt Nam tại các nước châu Mỹ.
Thay mặt Bộ, chỉ đạo ngành Công Thương của các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Ninh Thuận, Bình Thuận.
Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị: Vụ Thị trường trong nước, Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (đối với công tác liên quan đến thị trường châu Mỹ), Cục Công nghiệp (đối với công tác liên quan đến công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ; luyện kim và khoáng sản), Cục Xúc tiến thương mại, Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương, Nhà Xuất bản Công Thương, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế. Thay mặt Bộ, chỉ đạo thực hiện quản lý nhà nước đối với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp - CTCP, Tổng công ty Máy và Thiết bị công nghiệp - CTCP, Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP, Tổng công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp Việt Nam.
Người phát ngôn của bộ Công Thương.
Chủ tịch các hội đồng, trưởng các ban chỉ đạo khác theo các lĩnh vực có liên quan.
Đảm nhận một số nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
Ông Cao Quốc Hưng sinh năm 1961, quê quán tỉnh Hải Dương, có học vị Tiến sỹ năng lượng.
Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Cao Quốc Hưng đã trải qua các chức vụ như Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, bộ Công nghiệp cũ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế - bộ Công Thương, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng - bộ Công Thương.