Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin liên quan đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là vốn chủ sở hữu, doanh thu, dòng tiền, lợi nhuận, tài chính, nợ,…
Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin liên quan đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, cụ thể là vốn chủ sở hữu, doanh thu, dòng tiền, lợi nhuận, tài chính, nợ,…
Dựa trên quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà công việc của chuyên viên tài chính đảm nhiệm sẽ khác nhau. Thông thường sẽ là ba công việc chính: lập kế hoạch, quản lý và kiểm toán. Dưới đây là câu trả lời cho vấn đề công việc, nhiệm vụ chính của chuyên viên tài chính là gì trong doanh nghiệp.
Chuyên tài chính chịu trách nhiệm hạch toán các hình thức doanh thu và chi phí khác nhau cho một doanh nghiệp. Các thông tin về tài chính cần nhất quán, công khai và họ có trách nhiệm giải trình để tất cả các bên quan tâm có thể hiểu được. Dựa vào đó, cấp quản lý sẽ đưa ra những quyết định liên quan đến tài chính tốt nhất.
Công việc “kế toán” mà chuyên viên tài chính đảm nhận bao gồm: xử lý séc, quản lý các khoản phải trả và phải thu, xác nhận ngân hàng.
Chuyên viên tài chính cần lập kế hoạch, phân tích ngân sách và đưa ra những lời tư vấn hữu ích để giúp các nhà quản lý hình thành một kế hoạch và lộ trình cho tương lai. Việc lập ngân sách tài chính chính xác sẽ giúp công ty đưa ra quyết định đúng đắn trong việc cắt giảm chi phí, tăng giá, giảm sản phẩm cụ thể. Nhờ đó đảm bảo tài chính và quản lý vốn lưu động tốt hơn.
Trong doanh nghiệp thiên về đầu tư tài chính, chuyên viên tài chính còn úp khách hàng lập kế hoạch tài chính cho tương lai bằng cách đưa ra các giải pháp đầu tư, đánh giá rủi ro và tư vấn về chiến lược đầu tư.
Chuyên viên tài chính có nhiệm vụ quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp. Điều này bao gồm việc đưa ra kế hoạch chi tiêu, quản lý ngân sách, định hướng đầu tư và quản lý rủi ro tài chính. Mục đích của việc quản lý dòng tiền là đảm bảo doanh nghiệp có đủ tài chính để chi trả các khoản nợ, các chi phí hoạt động và đầu tư vào các dự án mới. Chuyên viên tài chính cũng cần đưa ra các dự đoán về dòng tiền trong tương lai để giúp nhà lãnh đạo đưa ra các quyết định đầu tư và kế hoạch tài chính hiệu quả.
Phân tích tài chính là một trong những công việc quan trọng của chuyên viên tài chính. Việc phân tích tài chính giúp họ đánh giá được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính như: lợi nhuận, doanh thu, tài sản, nợ phải trả, …
Chuyên viên tài chính cần thành thạo trong việc sử dụng các công cụ phân tích để đưa ra những dự đoán tài chính cho tương lai như: dự đoán doanh thu, lợi nhuận và chi phí hoạt động. Kết quả phân tích tài chính sẽ giúp chuyên viên tài chính đưa ra các quyết định hoặc tư vấn cho cấp trên về đầu tư, quản lý dòng tiền và kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp.
Dù không phải là nhân viên kiểm toán chuyên nghiệp nhưng chuyên viên tài chính phải thường xuyên kiểm tra các báo cáo tài chính và đảm bảo rằng chúng đầy đủ, chính xác, và tuân thủ các quy định kế toán và tài chính. Bên cạnh đó, họ còn có nhiệm vụ đảm bảo các hoạt động tài chính của doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật.
Chuyên viên tài chính cũng phải xác định rủi ro rủi ro liên quan đến đầu tư, vay tiền và quản lý tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời đề xuất các giải pháp để giảm thiểu rủi ro.
Doanh nghiệp phi tài chính được hiểu là các doanh nghiệp không thuộc danh mục doanh nghiệp tài chính đã nêu tại tại mục 1. Các doanh nghiệp phi tài chính là những tổ chức hoạt động không có mục đích kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thông thường như các doanh nghiệp tài chính, nhắc đến các doanh nghiệp phi tài chính thì không thể không nhắc đến các tổ chức chính phủ, tổ chức từ thiện, tổ chức xã hội.
Doanh nghiệp phi tài chính có đặc điểm cơ bản dựa trên mức độ cung cấp hàng hóa, dịch vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ của khách hàng. Các doanh nghiệp tài chính chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến kinh doanh, sản xuất hàng hóa, dịch vụ và lấy các hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất hàng hóa, dịch vụ trở thành hoạt động chính của các doanh nghiệp phi tài chính.
Doanh nghiệp phi tài chính và doanh nghiệp tài chính là các khái niệm mà Ngân hàng đưa ra nhằm có thể so sánh và kiểm soát mức độ rủi ro khi tiến hành đầu tư. Ngân hàng sẽ xem xét đến có hay không tiến hành các khoản cho vay, đầu tư từ doanh nghiệp doanh nghiệp phi tài chính tỷ lệ rủi thấp hơn so với các doanh nghiệp tài chính.
Các rủi ro tài chính được nhắc đến trong bài viết được hiểu là những rủi ro liên quan đến việc giảm giá tài chính hay còn gọi là rủi ro kiệt giá tài chính, các rủi ro ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp như các quyết định tài chính. Các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải như:
Thứ nhất, việc kiểm soát yếu tố con người (Vấn đề nhân sự). Vấn đề con người chính là vấn đề quan trọng trong doanh nghiệp bởi một nhân viên trong doanh nghiệp có năng lực, trình độ chuyên môn tốt thì khi nhân viên này nghỉ việc thì khâu quản lý, bàn giao, sắp xếp đầu công việc nhân viên này cũng như hoạt động, kế hoạch của doanh nghiệp có thể bị gián đoạn.
Thứ hai, kiểm soát rủi ro về thanh khoản và các dòng tiền. Rủi ro về thanh khoản và dòng tiền là rủi ro lớn nhất mà các doanh nghiệp phải gánh chịu khi để mất thanh khoản, không thu xếp được các nguồn trả nợ khi khoản nợ đến hạn trả. Do đó, Tập đoàn có hệ số tín nhiệm thấp, mọi hoạt động kinh doanh, hợp tác của doanh nghiệp đều bị ngừng. Thực tế, các doanh nghiệp, Ban lãnh đạo, các phòng ban khác coi là việc của bộ phận tài chính, kế toán. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các khoản nợ của Doanh nghiệp do Ban lãnh đạo Công ty, phòng ban Kinh doanh, ban xây dựng, sản xuất sản phẩm sẽ có thể hiểu rõ công việc, nghĩa vụ và trách nhiệm của các phòng, ban này. Do đó việc bộ phận tài chính kế toán khi thực hiện thu xếp tiền đầu tư, kinh doanh, xây dựng thì các phòng, ban có liên quan cũng có trách nhiệm và nghĩa vụ tương ứng. Như vậy, mới có thể giảm thiểu rủi ro thanh khoản.
Thứ ba, vấn đề kiểm soát rủi ro triển khai dự án. Việc triển khai dự án có thể chậm tiến độ, trì trệ do đó việc kiểm soát rủi ro triển khai dự án đặc biệt là dự án bất động sản chậm tiến độ chính là vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm đến bởi việc này thường xuyên xảy ra trên thực tế vì nhiều lý do chủ quan, khách quan khác nhau. Để xác định rõ ràng nguyên nhân, trách nhiệm thuộc về ai thì cần có các biện pháp khắc phục, chế tài, quy định nội bộ doanh nghiệp nhằm giảm thiểu việc cố tình chậm triển khai này.
Thứ tư, vấn đề kiểm soát rủi ro tồn tại khoản mục xấu trên các báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có niêm yết, thì trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này sẽ có danh mục mà nhà đầu tư cổ động quan tâm như các khoản phải thu của bên liên quan đến doanh nghiệp đã lâu năm mà doanh nghiệp không xử lý được và được thể hiện thông qua các báo cáo tài chính. Do đó làm ảnh hưởng đến uy tín, cách sử dụng các dòng tiền của doanh nghiệp.
Thứ năm, vấn đề kiểm soát rủi ro pháp đối với các dự án chậm phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dẫn đến các dự án mà doanh nghiệp muốn đầu tư, xây dựng và xin cấp phép thì chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý dẫn đến dự án treo trên giấy.