Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Việc lựa chọn công ty XKLĐ uy tín là bước đầu tiên vô cùng quan trọng để người lao động đảm bảo quyền lợi cho chính mình.
Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn xác định một công ty XKLD uy tín:
Kiểm tra xem công ty có giấy phép XKLĐ do cơ quan nhà nước cấp hay không. Bạn có thể tìm thông tin trên trang web của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Sử dụng mạng xã hội “giăng bẫy” người lao động
Do nắm được tâm lý nhiều người muốn làm thủ tục nhanh chóng, đơn giản để xuất khẩu lao động (XKLĐ), khoảng từ tháng 3/2023, đối tượng Lê Khánh Thành (SN 1994), trú xã Xuân Lam, huyện Nghi Xuân đã tạo các facebook mang tên “Văn Hoàng”, “Văn Hồng”, “Hồng Hồng” đăng tải thông tin tuyển người đi XKLĐ ở Đài Loan, Hàn Quốc. Các thông tin Thành đăng tải kèm số điện thoại 0329971558 và chào mời xuất ngoại với chi phí rất thấp.
Đối tượng Lê Khánh Thành tại cơ quan điều tra.
Sau khi tạo niềm tin, Thành yêu cầu người lao động chuyển khoản đóng tiền làm giấy tờ, chi phí ăn uống vào tài khoản tại nhiều ngân hàng mang tên chủ tài khoản “Le Khanh Thanh”. Các nạn nhân chuyển tiền rồi bị Thành chiếm đoạt (hơn 100 triệu đồng) nên đã cầu cứu công an.
Sau thời gian điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TX Kỳ Anh đã chứng minh được các facebook “Hồng Hồng”, “Văn Hoàng”, “Văn Hồng” và các tài khoản ngân hàng nêu trên là của Thành.
Đầu tháng 1/2024, Cơ quan CSĐT Công an TX Kỳ Anh đã quyết định khởi tố đối tượng Lê Khánh Thành về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tại cơ quan điều tra, bước đầu Thành khai nhận còn thực hiện nhiều vụ việc lừa đảo nhiều bị hại khắp cả nước với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng.
Tháng 3/2023, qua thông tin đăng tải trên mạng xã hội và thông qua mối quen biết, anh N.V.H, trú tại phường Kỳ Thịnh, TX Kỳ Anh liên hệ với Phan Minh Thiện (SN 1996) trú tại xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh để nhờ làm thủ tục XKLĐ tại Hàn Quốc theo diện thời vụ.
Đối tượng Phan Minh Thiện (giữa) bị Cơ quan CSĐT Công an TX Kỳ Anh khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Mặc dù tỉnh Hà Tĩnh chưa ký kết căn bản chính thức về thỏa thuận hợp tác thực hiện Chương trình lao động thời vụ tại Hàn Quốc (visa E8) nhưng Thiện vẫn nhận lời “giúp” anh N.V.H làm thủ tục để đi XKLĐ.
Do tin tưởng, anh N.V.H đã nộp cho Thiện hơn 117 triệu đồng để được đi XKLĐ. Tuy nhiên, sau nhiều tháng, Thiện vẫn không đưa được anh N.V.H đi làm việc tại Hàn Quốc như hứa hẹn.
Nhằm tạo lòng tin với anh N.V.H, Thiện đã sử dụng nhiều thủ đoạn gian dối, đưa ra nhiều thông tin không đúng sự thật về những người đã được Thiện đưa đi XKLĐ, thông báo kết quả khám sức khỏe đạt yêu cầu, hình ảnh đơn trình xin visa giả và thông báo với anh H. hiện đã có mã code visa...
Cuối tháng 12/2023, Cơ quan CSĐT Công an TX Kỳ Anh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Phan Minh Thiện về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bằng thủ đoạn như trên, Phan Minh Thiện còn lừa đảo, chiếm đoạt của 2 người khác cùng ở TX Kỳ Anh với tổng số tiền 230 triệu đồng.
Trước đó, giữa tháng 12/2023, Cơ quan CSĐT Công an huyện Nghi Xuân đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hoàng Huy (SN 2000, trú ấp An Bình, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Sử dụng mạng xã hội lừa đảo XKLĐ, đối tượng Nguyễn Hoàng Huy bị Cơ quan CSĐT Công an huyện Nghi Xuân khởi tố về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo tài liệu điều tra, từ tháng 8/2023 đến khi bị bắt, Huy đã lập nhiều tài khoản facebook, zalo ảo, cùng sim điện thoại rác đăng tải các bài viết trên không gian mạng nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những người có nhu cầu đi XKLĐ tại Đài Loan.
Kết quả điều tra xác định, Huy đã thực hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị hại tại nhiều địa phương trên toàn quốc với số tiền hơn 300 triệu đồng.
Người lao động cần tìm đến các doanh nghiệp được cấp phép
Thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với ngành chức năng, phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác tuyên truyền trong nội bộ và Nhân dân về phương thức, thủ đoạn của các đối tượng người nước ngoài lợi dụng XKLĐ để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao động. Tuy nhiên, do thiếu hiểu biết, tin tưởng vào những thông tin hấp dẫn mời chào, không ít lao động Hà Tĩnh đã bị các đối tượng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Nhiều trang mạng xã hội đăng thông tin tuyển dụng lao động thời vụ sang Hàn Quốc làm việc
Theo Sở LĐ-TB&XH, trên địa bàn Hà Tĩnh đang triển khai thực hiện các chương trình đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài như: Đưa lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS, chương trình IM Japan (đưa thực tập sinh Việt Nam đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản) và 20 doanh nghiệp đăng ký đưa lao động đi làm việc tại nước ngoài (chủ yếu các thị trường Đài Loan, Nhật Bản và một số nước có đơn hàng).
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Tĩnh tư vấn, thông tin thị trường xuất khẩu lao động cho người lao động.
Để tránh bị lừa đảo đi XKLĐ, ông Nguyễn Trí Lạc - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH khuyến cáo: “Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, cần liên hệ trực tiếp với các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để tìm hiểu thông tin có liên quan. Tuyệt đối không tin tưởng vào các thông tin mời chào, hứa hẹn về việc làm trên các website, trang facebook, zalo không chính thống và không giao dịch liên hệ với các tổ chức, cá nhân không có chức năng hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài”.
Trong thời gian tới, Sở LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, phòng LĐ-TB&XH để công bố các thông tin về các đơn vị, doanh nghiệp đủ điều kiện, được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn, thông tin về thị trường XKLĐ tại các phiên, sàn giao dịch việc làm cho người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài.
Video: Giám đốc Sở LĐ-TB&XH khuyến cáo người dân tránh bị lừa đảo XKLĐ.
Thời gian vừa qua, nhiều người lao động đã gặp phải tình trạng lừa đảo liên quan đến chương trình xuất khẩu lao động Đài Loan, đặc biệt qua các đơn chỉ định với mức phí rẻ trên các hội nhóm mạng xã hội. Nhóm đối tượng đã lợi dụng uy tín của công ty Sao Mai để chiếm đoạt số tiền lên đến hàng tỷ đồng.
Nhận thấy các thủ đoạn lừa đảo vô cùng tinh vi, Tập đoàn cung ứng nhân lực Sao Mai đã gửi các công văn đến cơ quan chức năng để tố giác hành vi phạm tội của nhóm đối tượng lừa đảo sử dụng công nghệ cao. Đồng thời cũng đã có sự trao đổi với làm việc với Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC với mục đích vạch trần chiêu trò lừa đảo và gửi tin cảnh báo đến những người đang có nhu cầu tìm hiểu về XKLD.
Đối với quy định về mức xử phạt dành cho hành vi lừa đảo qua mạng thì tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt cụ thể như sau:
Lưu ý: Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Do đó, đối với hành vi lừa đảo tiền qua mạng thì người thực hiện hành vi lừa đảo có thể bị phạt lên tới 10.000.000 đồng.
Đồng thời, tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định:
(1) Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
(3) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
- Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
(4) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
- Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
(5) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo đó, ngoài bị xử phạt hành chính, người thực hiện hành vi lừa đảo qua mạng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.