Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, người lao động đi xuất khẩu lao động có các quyền như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng 2020, người lao động đi xuất khẩu lao động có các quyền như sau:
Để đi xuất khẩu lao động đơn giản, hiệu quả, người lao động cần thực hiện các thủ tục như sau:
Thứ nhất: Chuẩn bị hồ sơ xuất khẩu lao động:
Trên thực tế, xuất khẩu lao động sẽ thực hiện chủ yếu qua trung tam tư vấn xuất khẩu lao động hoặc qua cơ quan nhà nước. Theo đó, người lao động sẽ được hỗ trợ, cũng như hướng dẫn chuẩn bị các giấy tờ như sau:
- Giấy xác nhận dân sự của địa phương.
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
- Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn).
- Giấy xác nhận ly hôn (nếu đã ly hôn).
- Ảnh thẻ bao gồm nhiều kích thước: Ảnh thẻ 4x6; Ảnh thẻ 3x4; Ảnh thẻ 3.5x4.5; Ảnh thẻ 4.5x4.5; Ảnh thẻ 3.5x3.5.
- Bằng tốt nghiệp, chứng chỉ có liên quan.
*Lưu ý: Một số giấy tờ chuẩn bị cần công chứng thì người lao động cần thực hiện công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền.
Hoặc có thể tham khảo theo hồ sơ xuất khẩu lao động theo hình thức do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài quy định cụ thể tại Điều 45 Luật Người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Thứ hai: Đáp đứng các điều kiện của người lao động xuất khẩu lao động:
- Người xuất khẩu lao động theo hình thức do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài: Đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 44 Luật Người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
- Người xuất khẩu lao động theo hình thức hợp đồng lao động trực tiếp giao kết: Đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 50 Luật Người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Thứ ba: Đăng ký hợp đồng lao đồng xuất khẩu:
Áp dụng đối với hình thức xuất khẩu lao động theo hình thức hợp đồng lao động trực tiếp giao kết quy định tại Điều 52, Điều 53 Luật Người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng 2020.
Người lao động cần đọc kỹ và lưu ý trước các điều khoản trong hợp đồng trước khi ký nhằm đảm bảo quyền lợi của mình.
Căn cứ Điểm a Khoản 3.4 Điều 3 Hướng dẫn 01-HD/TW 2021 người vào Đảng sẽ được thẩm tra về lý lịch, những người cần thẩm tra bao gồm:
- Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
Như vậy chồng của người muốn vào Đảng cũng phải được thẩm tra lý lịch. Căn cứ Điểm c Khoản 3.4 Điều 3 Hướng dẫn 01-HD/TW 2021 việc thẩm tra sẽ được thực hiện như sau:
- Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp ủy nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp ủy hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng ủy Bộ Ngoại giao) để lấy xác nhận; trường hợp chưa rõ về chính trị thì đến cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi tổ chức đó để thẩm tra.
Như vậy, hoàn toàn có quy định về thẩm tra lý lịch của người thân của người muốn kết nạp Đảng do đó dù ở bất kì nước nào thì vẫn có cơ chế để thẩm tra lý lịch. Vì lý do trên việc có chồng đang xuất khẩu lao động ở nước ngoài sẽ không ảnh hưởng tới việc kết nạp Đảng. Nếu người kếp muốn kết nạp Đảng đáp ứng được đủ các điều kiện kết nạp Đảng thì đương nhiên sẽ được kết nạp Đảng. Trân trọng.
“Trời ơi, công của ăn học chừng đó năm trời, để bây giờ phải đi bán sức lao động, đi làm thuê cho Tây ư? ”v.v... Không ít gia đình chạy vạy đủ điều để cho con thi đỗ vào ĐH, tốt nghiệp ĐH, và kế đó là... nằm nhà, chạy xin việc.
Đã có một thời chúng ta phải né tránh, không được gọi đúng “tên cúng cơm” của sự việc, kẻo “phạm húy”: Chỉ được nói “thanh niên đang chờ việc làm” chứ không được gọi là “thất nghiệp”, chỉ được nói “đi lao động” chứ không được gọi là “bán sức lao động”, thậm chí không được coi sức lao động là một loại... hàng hóa! Nay thì đã được “đặt dấu chấm lên đầu chữ i”, và ta được biết với nhau rằng tỉ lệ thất nghiệp ở ta không phải là thấp.
Thiếu lao động có trình độ, có tay nghề cho XKLĐ
Mỗi năm, chúng ta có gần 8 vạn SV tốt nghiệp các trường ĐH, CĐ. Trong số này, liệu có bao nhiêu SV được tuyển chọn vào làm việc theo đúng ngành học? Bao nhiêu SV đã tốt nghiệp và sẵn sàng làm bất cứ việc gì để “bám trụ” ở các thành phố lớn? Trong tình hình như vậy, các SV “đang đợi việc làm” có nên tham gia xuất khẩu lao động? Thực tế đã có không ít các em SV có cả một kế hoạch dài hơi: “Em tính đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) vài năm, có một ít tiền làm vốn để về tiếp tục học cao học”. Đó là những tính toán đáng quý lắm chứ!
Hiện nay, rõ ràng việc XKLĐ của ta có một sự thiếu hụt loại lao động có trình độ, lao động có tay nghề. Ngoài ra, các công ty XKLĐ cũng rất cần những đội trưởng, phiên dịch, trợ lý cho các ban chỉ huy công trường ở nước ngoài. Chỉ xin nêu một dẫn chứng cụ thể: Có những toán lao động xuất khẩu đi Malaysia thuộc công ty L. cứ đứng ngơ ngác ở sân bay vì... không biết làm thủ tục, không biết ghi trên tờ khai như thế nào, nhưng nếu như mỗi đợt đi như vậy, trong đoàn có vài ba SV biết ngoại ngữ (dù chưa giỏi), cũng đã đỡ lúng túng cho người lao động biết bao.
Thu nhập cao và được “mở rộng tầm mắt”
Đi XKLĐ trước hết là để kiếm tiền, điều đó không ai phủ nhận. Tôi đã hỏi một cán bộ đã từng sang tận Malaysia khảo sát chuyện này, được anh trả lời: “Chịu khó làm việc, mỗi tháng cũng được 200 USD bỏ ống, tính ra tiền VNĐ cũng là hơn 3 triệu đồng. Nếu có tay nghề hoặc trình độ chuyên môn thì được cao hơn nhiều”. Nếu so với các SV tìm được việc làm thích hợp trong nước, hoặc kiếm được công ăn việc làm ở một công ty liên doanh với nước ngoài chẳng hạn, thì số tiền đó “không ăn nhằm gì”. Nhưng nếu so với các SV thất nghiệp, hoàn cảnh gia đình còn khó khăn thì đó lại là một số tiền không nhỏ. Bên cạnh đó, người lao động có trình độ ĐH, chắc chắn còn có những thu hoạch lớn hơn về trình độ ngoại ngữ, về nhận thức – nói nôm na là “mở rộng được tầm mắt” – làm quen được với máy móc, kỹ thuật, với tác phong công nghiệp...
Có thể nói SV mới tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm là một đối tượng nên hướng tới của các công ty XKLĐ. Đây là một lực lượng XKLĐ không nhỏ và thuộc loại có chất lượng cao. Cần tìm mọi cách để giúp đỡ các em, đồng thời có thể đáp ứng phần nào những yêu cầu chất lượng ngày càng cao của các đối tác nhận lao động xuất khẩu của Việt Nam.
Để làm tốt việc này, xin có những kiến nghị dưới đây:
1. Các công ty XKLĐ cần có một chương trình đào tạo cụ thể và thích hợp với đối tượng này. Thay vì những lớp ngoại ngữ cấp tốc (vì các em đã học ngoại ngữ trong trường), công ty mở những lớp học nghề phù hợp với yêu cầu của đối tác mà chắc chắn là các em sẽ tiếp thu nhanh hơn, dễ hơn.
2. Có chính sách hỗ trợ về tiền đặt cọc, tiền lệ phí... bằng hình thức cho vay trước, tạm ứng... để giúp các em vượt được khó khăn ban đầu. Các em sẽ trả dần bằng lương của các em khi làm việc ở nước ngoài.
3. Cục Quản lý lao động ở nước ngoài thuộc Bộ LĐ-TB-XH có chủ trương và chính sách cụ thể đối với lớp lao động có trình độ này, quản lý thật chặt chẽ các công ty XKLĐ, không để xảy ra nạn “cò”, nạn “công ty dỏm” mà một loạt các vụ lừa đảo đã và đang diễn ra hiện nay.
4. Cần có những thông tin cụ thể, chính xác về thị trường, nhu cầu XKLĐ ở các nước cho những em SV đã hoặc sắp tốt nghiệp có hoàn cảnh khó khăn trong khi tìm việc làm, để các em suy tính và định liệu.
Một khóa đào tạo định hướng về XKLĐ tại Trường ĐH Giao thông vận tải
Hướng dẫn thủ tục chuyển sinh hoạt đảng ra nước ngoài khi đảng viên xuất khẩu lao động
Trong tình hình hiện nay, việc các đảng viên nông thôn xin phép xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một nhu cầu chính đáng. Theo quy định, đảng viên ra nước ngoài làm việc từ 12 tháng trở lên phải chuyển sinh hoạt đảng chính thức, từ 3 tháng đến dưới 1 năm phải chuyển sinh hoạt đảng tạm thời. Do vậy, các cấp ủy cơ sở cần thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, hướng dẫn thực hiện việc chuyển sinh hoạt đảng khi đảng viên XKLĐ.
Xin giới thiệu cụ thể Quy trình giới thiệu sinh hoạt đảng đối với đảng viên XKLĐ theo Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương như sau:
1. Đối với đảng viên đi lao động xuất khẩu ở ngoài nước (chuyển sinh hoạt đảng chính thức ra nước ngoài đối với đảng viên xuất khẩu lao động):
+ Thực hiện các thủ tục chuyển sinh hoạt đảng theo quy trình chuyển sinh hoạt đảng chính thức trong nước từ chi bộ tới cấp ủy huyện và tương đương.
+ Cấp huyện và tương đương tiếp nhận, viết “Phiếu công tác chính thức ngoài nước” (mẫu số 3A-SHĐ) giao cho đảng viên báo cáo với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại (cấp ủy nước) để được tiếp nhận, bố trí sinh hoạt đảng (đảng viên không phải qua Đảng ủy Bộ Ngoại giao);đồng thời, gửi “Báo cáo danh sách đảng viên chuyển sinh hoạt chính thức ra ngoài nước” (mẫu số 3C-SHĐ) về Đảng ủy Bộ Ngoại giao để theo dõi và thông báo cho tổ chức đảng ở ngoài nước biết, tiếp nhận đảng viên đến sinh hoạt (cấp huyện và tương đương giữ lại hồ sơ đảng viên và thẻ đảng viên đến khi đảng viên về nước thì chuyển sinh hoạt đảng về chi bộ nơi chuyển đi).
Đối với đảng viên dự bị, mang theo các văn bản photocopy: Quyết định kết nạp đảng viên, bản tự kiểm điểm của đảng viên dự bị và bản nhận xét đảng viên dự bị của đảng viên chính thức được phân công giúp đỡ trong thời gian ở trong nước.
+ Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày chuyển ra ngoài nước, đảng viên phải báo cáo, nộp “Phiếu công tác chính thức ra ngoài nước” (mẫu số 3A-SHĐ) cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (cấp ủy nước) để được tiếp nhận, bố trí sinh hoạt đảng.
+ Khi về nước, đảng viên làm bản kiểm điểm trong thời gian ở ngoài nước, có xác nhận của đảng ủy hoặc chi ủy ngoài nước, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi về nước, đảng viên phải báo cáo với cấp ủy huyện và tương đương nơi đã giới thiệu đảng viên ra ngoài nước để được tiếp nhận, giới thiệu về cấp ủy cơ sở bằng giấy giới thiệu sinh hoạt đảng lúc chuyển đi.
2. Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời ra nước ngoài
- Chi ủy chi bộ nơi có đảng viên chuyển sinh hoạt đảng tạm thời ra ngoài nước, sau khi kiểm tra quyết định của cấp có thẩm quyền cho đảng viên ra ngoài nước công tác, học tập... thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm; bản tự kiểm điểm và thẻ đảng của đảng viên, giới thiệu đảng viên đến đảng ủy cơ sở; đảng ủy cơ sở kiểm tra, viết “Phiếu công tác tạm thời ngoài nước” (mẫu số 3B-SHĐ) giao cho đảng viên báo cáo với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại (cấp ủy nước) xét, tiếp nhận sinh hoạt đảng (đảng viên không phải qua Đảng ủy Bộ Ngoại giao); đồng thời gửi danh sách trích ngang “Báo cáo danh sách đảng viên chuyển sinh hoạt tạm thời ra ngoài nước” (mẫu số 3D-SHĐ) của đảng viên đó đến Đảng ủy Bộ Ngoại giao để theo dõi và thông báo cho tổ chức đảng ở ngoài nước biết, tiếp nhận đảng viên đến sinh hoạt.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày chuyển ra ngoài nước, đảng viên phải nộp “Phiếu công tác tạm thời ngoài nước” cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước sở tại (cấp ủy nước) để được tiếp nhận, bố trí sinh hoạt đảng.
- Khi đảng viên trở về nước, đảng ủy hoặc chi ủy cơ sở ở ngoài nước ghi nhận xét vào bản kiểm điểm của đảng viên để đảng viên báo cáo với đảng ủy hoặc chi ủy cơ sở nơi đã giới thiệu đảng viên đi xét, làm thủ tục tiếp nhận đảng viên trở về sinh hoạt.
* Trước khi đảng viên ra nước ngoài phải được cấp có thẩm quyền thẩm tra, kết luận về tiêu chuẩn chính trị nội bộ đảng theo Quy định số 58-QĐ/TW, ngày 08/02/2022 của Bộ Chính trị về “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng”.
Nguồn bài viết: Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 18/01/2022 của Ban Tổ chức Trung ương về nghiệp vụ công tác đảng viên.
Trung tâm xuất khẩu lao động BIGSUN là công ty hàng đầu về XKLĐ vàXem thêm...
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 có quy định như sau:
Theo pháp luật hiện nay không quy định về khái niệm xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, về bản chất, hình thức xuất khẩu lao động là hình thức người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Người xuất khẩu lao động trong trường hợp này là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên cư trú tại Việt Nam.
Xuất khẩu lao động là gì? Cách để đi xuất khẩu lao động đơn giản, hiệu quả? (Hình từ Internet)