Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đình Thuận An thuộc xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Đình toạ lạc giữa làng Thuận An, còn có tên Nôm là làng Vều trước Cách mạng tháng Tám vùng đất này thuộc tổng Đội Trạch, huyện Vũ Tiên, phủ Kiến Xương. Sau Cách mạng tháng Tám làng Thuận An thuộc xã Đông An, năm 1955 thuộc xã Vũ Thuận, đến năm 1976 hợp nhất với xã Vũ Việt thành xã Việt Thuận. Di tích cách thành phố Thái Bình khoảng 15 km về phía Tây Nam.
Theo Thần tích và sắc phong thần còn lưu tại đình chúng ta biết được đình Thuận An thờ tất cả 7 vị thành hoàng, đó là Đông Hải đại vương, Nam Hải đại vương, Trịnh Kiểm, Trương Giác Tính, Hồ Sĩ Xoang, Chàng Ba Long Vương, Liễu Hạnh công chúa.
Điều đó phản ảnh Thuận An là địa điểm hội tụ của nhiều lớp cư dân từ nhiều vùng, nhiều tỉnh di cư về tập kết tại đây lập lên làng xã trong hàng trăm năm thời phong kiến. Đình có quy mô năm gian xây theo kiểu mái cong đao guột, khởi dựng từ thời Lê và được trùng tu vào thời Nguyễn, hiện có phong cách đan xen Lê - Nguyễn, chất liệu bằng gỗ lim, khung kiến trúc làm dạng tứ trụ lòng thuyền, các vì kèo làm theo kiểu thượng giá chiêng, hạ chồng rường có chạm trổ hình rồng tại các đầu dư và lá lật tại các thanh rường.
Cuối năm 1926 đầu năm 1927 đồng chí Vũ Trọng sau khi đi dự lớp huấn luyện cách mạng tại Quảng Châu do Bác Hồ tổ chức đã về nước đến làng Thuận An tuyên truyền giác ngộ cho đồng chí Nguyễn Phương Lãm. Từ đồng chí Nguyễn Phương Lãm nhân rộng ra được một tổ chức chi bộ Việt NamTNCMĐCH, tiền thân của chi bộ đảng Cộng sản Thư Vũ. Tháng 7 năm 1929, chi bộ Đảng Cộng sản Thư Vũ được thành lập, các đồng chí Hoàng Kỳ, Đội Uy, Hồ Sĩ Kết… được bầu vào ban chi uỷ.
Chi bộ Đảng Cộng sản Thuận An ra đời đã lãnh đạo quần chúng có các hình thức hoạt động đấu tranh như treo cờ Búa liềm, rải truyền đơn tuyên truyền cách mạng, đấu tranh chống áp bức và các hủ tục trong làng xã. Đặc biệt trong phong trào cách mạng năm 1930 -1931 chi bộ Thư Vũ đã lãnh đạo tổ chúc nhân dân đi biểu tình hỗ trợ cho cuộc biểu tình của nông dân Tiên Duyên Hưng ngày 1 tháng 5 năm 1930 và cuộc biểu tình của nông dân Tiền Hải ngày 14 tháng10 năm 1930 nhằm chia lửa với phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh trước sự đàn áp dã man của thực dân Pháp.
Trong các thời kỳ sau như đấu tranh thời mặt trận Dân Chủ (1936- 1939), thời kỳ mặt trận Việt Minh (1943 - 1945) chi bộ Thuận An luôn sử dụng ngôi đình là nơi hội tụ quần chúng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Đình Thuận An - địa điểm diễn ra các hoạt động cách mạng của chi bộ Đảng Cộng sản Thư Vũ thời kỳ bí mật trong suốt thời gian từ năm 1929 đến cách mạng tháng Tám năm1945 đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.
Trường THCS Minh Thành-TP Thái Bình