Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Hình thức đào tạo: Chính quy - 4.0 năm
Trường dự kiến sẽ công bố đề án tuyển sinh năm 2025 chi tiết trước tháng 2/2025. Trường hợp Bộ GD&ĐT và Đại học Quốc gia TPHCM ban hành quy chế tuyển sinh mới, UEL sẽ cập nhật điều chỉnh lại phương án tuyển sinh đúng theo các quy định hiện hành.
Năm 2024, ở bậc đại học, trường tuyển sinh 15 ngành học, với 23 ngành/chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Việt, 08 ngành/chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh.
Trường bước đầu triển khai 2 chương trình dạy và học hợp tác với doanh nghiệp (Co-operative Education) là Công nghệ tài chính (Fintech) và Hệ thống thông tin quản lý (MIS), cũng như bắt đầu tuyển sinh ngành/chuyên ngành mới là Quản lý công và Phân tích dữ liệu.
Trường đã nhận được hơn 75.000 nguyện vọng đăng ký xét tuyển, tăng 10% so với năm 2023. Điểm trúng tuyển ở hầu hết các ngành đều tăng so với kỳ tuyển sinh 2023.
Năm 2025, thực hiện thống nhất chủ trương của Đại học Quốc gia TPHCM, Trường Đại học Kinh tế - Luật dự kiến tuyển sinh theo 3 phương thức xét tuyển:
- Phương thức 1: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu)
- Phương thức 2: Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ tiêu)
- Phương thức 3: Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2025 (khoảng 30% - 50% tổng chỉ tiêu)
Nhà trường dự kiến sử dụng 4 tổ hợp môn xét tuyển, bao gồm: Toán - Tiếng Anh - Ngữ văn; Toán - Tiếng Anh - Vật lý; Toán - Tiếng Anh - Tin học; Toán - Tiếng Anh - Giáo dục kinh tế và pháp luật
Phương án tuyển sinh năm 2025 được xây dựng nhằm chọn lọc những thí sinh giỏi, đảm bảo chất lượng đầu vào phù hợp với yêu cầu đào tạo của UEL và đáp ứng nhu cầu khắt khe của thị trường lao động.
- Xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế (IELTS, TOEFL, …) kết hợp với kết quả học THPT hoặc có chứng chỉ SAT, ACT hoặc bằng tú tài quốc tế (IB), chứng chỉ A-Level.
+ Cambridge English Scale ≥ 154.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023:
+ Điểm chuẩn quy đổi sử dụng chứng chỉ quốc tế ACT/SAT/IB/A-level: Chuyên ngành Luật kinh doanh: 83; Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế: 78;Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế (Tiếng Anh): 78.
+ Điểm chuẩn quy đổi sử dụng chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tính bằng tổng điểm quy đói của chứng chỉ tiếng Anh nhân hệ số 2 và cộng với điểm trung bình học bạ 5 năm THPT (6 HK): Chuyên ngành Luật kinh doanh: 28.2; Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế: 28.1.;Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế (Tiếng Anh): 26.1.
Điểm chuẩn năm 2024 tăng trung bình 0,39 so với năm 2023, cụ thể trong đó có 22 ngành/chương trình có điểm trúng tuyển tăng so với năm 2023.
Đối với những ngành/chương trình mới tuyển sinh năm 2024 như: Phân tích dữ liệu; chương trình đào tạo theo phương thức dạy và học hợp tác với doanh nghiệp (chương trình Co-operative Education) ở 2 ngành: Công nghệ tài chính và Hệ thống thông tin quản lý đều có điểm trúng tuyển trên 26 điểm.
Điểm trúng tuyển trung bình tính theo các lĩnh vực đào tạo của trường: Kinh tế (25,89 điểm), Kinh doanh (26,04 điểm), Luật (25,32 điểm).
Thí sinh Đồng Xuân Hoàng, trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến (tỉnh Bình Dương) trúng tuyển vào ngành Công nghệ tài chính, là thủ khoa phương thức 3 với 28,90 điểm tổ hợp A00 (chưa tính điểm ưu tiên khu vực, đối tượng).
Ngày 21/8 và 23/8, UEL sẽ tổ chức tư vấn trực tuyến để hướng dẫn và giải đáp thắc mắc nhập học cho thí sinh. Thông tin chi tiết xem trên website của trường.
Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế của của trường Đại học Kinh tế Luật - ĐHQG TP.HCM bao gồm 02 chuyên ngành sau: Luật kinh doanh (Mã chuyên ngành: 7380107_501) và Luật thương mại quốc tế (Mã chuyên ngành: 7380107_502). Sinh viên theo học ngành Luật kinh tế tại trường Đại học Kinh tế Luật - ĐHQG TP.HCM sẽ được trang bị kiến thức cơ bản trong lĩnh vực pháp luật nói chung và pháp luật về kinh doanh nói riêng. Đồng thời, sinh viên còn được cung cấp kiến thức chuyên sâu về pháp luật kinh doanh để tham gia vào thị trường lao động chất lượng cao, phục vụ hoạt động kinh doanh, thương mại, tư vấn, đầu tư giữa các cá nhân, pháp nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nước Việt Nam và nước ngoài. Ngoài ra, chương trình đào tạo Luật kinh tế còn trang bị cho sinh viên tư duy pháp lý, kỹ năng, phẩm chất cần thiết để có thể thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của kinh tế-xã hội và khả năng tự học tập, nghiên cứu ở các bậc học thạc sĩ và tiến sĩ. Đặc biệt, sinh viên còn được trang bị kỹ năng chyên môn và các kỹ năng mềm như đàm phán, soạn thảo hợp đồng dân sự, thương mại; thuyết trình, lập dự án, tư vấn pháp luật …để thích ứng với thực tiễn xã hội. Đồng thời trang bị cho sinh viên kỹ năng sử dụng tiếng Anh thông qua các hoạt động học tập, nghiên cứu, sinh hoạt ngoại khóa, hội thảo, hội nghị, các diễn đàn học thuật của sinh viên nhằm đảm bảo cho sinh viên sẵn sàng làm việc trong môi trường toàn cầu. Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật kinh tế tại Trường có đủ năng lực, kiến thức làm việc tốt, sẽ có cơ hội và khả năng làm việc trong cơ quan, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế như: Các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu nước ngoài; Các công ty, tập đoàn đa quốc gia; Các công ty, tổ chức nghiên cứu, tư vấn pháp luật thương mại và đầu tư quốc tế; Các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan tư pháp (Toà án, Kiểm sát, Công an) hoặc các Phòng/Văn phòng công chứng, Văn phòng Luật sư;…
Năm 2024, Trường Đại học Kinh tế – Luật dành khoảng 30- 50% tổng chỉ tiêu tuyển sinh đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024 cho 15 ngành.
Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tổ hợp 3 môn xét tuyển A00, A01, D01, D07 đối với học sinh THPT thuộc khu vực 3 (không nhân hệ số) là 21 điểm.
Trường đã nhận được 26.395 nguyện vọng đăng ký trên cổng xét tuyển của Bộ GD&ĐT, tăng 7.104 nguyện vọng so với năm 2023.
Để trúng tuyển vào UEL, thí sinh phải có điểm trung bình 3 môn tối thiểu từ loại giỏi (8,13 điểm/môn) trở lên.
Cụ thể, điểm chuẩn trúng tuyển thấp nhất là 24,39 điểm đối với ngành Quản lý công. Ngành Thương mại điện tử có điểm chuẩn trúng tuyển cao nhất: 27,34 điểm.
Các ngành khác của trường có điểm chuẩn trên 27 là: Hệ thống thông tin quản lý (chương trình Co-operative Education, bắt đầu tuyển sinh năm 2024): 27,25 điểm, Digital Marketing: 27,10 điểm.
Tổ hợp môn: A00: 26.0 A01: 26.0 D01: 26.0 D07: 26.0
- Đăng ký xét tuyển theo điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 theo quy định và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
- Điểm chuẩn trung bình năm 2023:
+ Chuyên ngành Luật kinh doanh: 26.0.
+ Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế: 26.2.
+ Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế (Tiếng Anh): 25.02
- Xét tuyển theo kết quả điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP. HCM năm 2023.
+ Chuyên ngành Luật kinh doanh: 807.
+ Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế: 804.
+ Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế (Tiếng Anh): 780.
- Xét tuyển thẳng theo quy chế tuyển sinh đại học chính quy của Bộ GD&ĐT.
- Ưu tiên xét tuyển thẳng học sinh giỏi, tài năng trường THPT theo quy định ĐH QG TP.HCM. Điểm chuẩn trung bình 2023:
+ Chuyên ngành Luật kinh doanh: 26.5.
+ Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế: 26.3.
- Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH QG TP.HCM thí sinh từ 149 trường THPT (theo danh sách của ĐHQG TP.HCM). Điểm chuẩn trung bình năm 2023:
+ Chuyên ngành Luật kinh doanh: 84.3.
+ Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế: 84.84.
+ Chuyên ngành Luật Thương mại quốc tế (Tiếng Anh): 83.37.