Nguồn tin: Công tác phòng cháy, chữa cháy:
Nguồn tin: Công tác phòng cháy, chữa cháy:
Công việc (Thực tập sinh): Chương trình thực tập hè SAP 2022 – Dành cho sinh viên Việt Nam.
Công ty: Ngân hàng SinoPac (永豐商業銀行股份有限公司)
Nội dung công việc: chia làm 2 nhóm:
Nhóm Tài chính kỹ thuật số quốc tế:
Địa điểm làm việc: Zhongshan Dist., Taipei City (台北市中山區).
Link tham khảo và ứng tuyển: https://www.104.com.tw/job/7kp89?jobsource=jolist_c_relevance
———– Cám ơn các bạn đã theo dõi những thông tin từ T-Visa, hãy theo dõi fanpage và tham gia group của T-VISA để cập nhật thêm các thông tin về học tập và đời sống tại Đài Loan , cũng như những sự kiện sắp tới nhé! Fapage T-VISA: https://www.facebook.com/tvisa.fanpage Group T-VISA: https://www.facebook.com/groups/tvisagroup
Nhằm khai thác tối đa lợi thế xuất nhập khẩu và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển nhanh, bền vững; nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm hàng hóa; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 30 tháng 3 năm 2023, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1856/QĐ-UBND về kế hoạch hành động thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 với mục tiêu chung là đề ra những giải pháp và xây dựng nhiệm vụ cụ thể hàng năm để thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030, hướng tới mục tiêu: xuất nhập khẩu phát triển bền vững với cơ cấu cân đối, giảm dần nhập siêu; phát huy lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh của thành phố Hà Nội, phát triển thương hiệu hàng hóa Việt Nam; duy trì thị trường truyền thống và mở rộng thị trường tiềm năng.
- Phát triển xuất nhập khẩu bền vững trên cơ sở hài hòa về cơ cấu hàng hóa, cơ cấu thị trường; hài hòa giữa các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn; gắn với thương mại xanh, thương mại công bằng, bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển nền sản xuất xanh, sạch, bền vững và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phù hợp với quy mô, trình độ phát triển sản xuất, kinh doanh; phát huy giá trị văn hóa và đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn Thành phố.
- Phát triển xuất khẩu gắn với định hướng phát triển thị trường, trên cơ sở vận dụng hiệu quả các cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do, nhất là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm đa dạng hóa các mặt hàng và thị trường xuất khẩu, khai thác hiệu quả cơ hội và hạn chế khó khăn, thách thức.
Kế hoạch đưa ra mục tiêu cụ thể :
- Giai đoạn 2023-2025: Tăng trưởng xuất khẩu đạt 4,4%-5%/năm;
- Giai đoạn 2026-2030: Tăng trưởng xuất khẩu đạt 5,1%-5,5%/năm.
- Phấn đấu đến năm 2030 có từ 6-10 nhóm hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) của các Làng nghề Hà Nội được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường nước ngoài;
- Nâng tỷ trọng xuất khẩu hàng TCMN chiếm từ 3-5% trong tỷ trọng xuất khẩu của Thành phố Hà Nội.
Kế hoạch cũng tập trung vào định hướng sau:
Thứ nhất, khai thác tiềm năng xuất khẩu của Hà Nội là các mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, có quy mô xuất khẩu lớn, lợi thế cạnh tranh cao, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ của các Làng nghề và mặt hàng truyền thống nhằm khai thác tốt lợi thế so sánh của Hà Nội gắn với đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu:
- Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, khuyến khích xuất khẩu sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; tăng tỷ trọng hàng công nghiệp, đặc biệt là hàng công nghiệp chế tạo như máy móc thiết bị phụ tùng, điện thoại và linh kiện, thiết bị ngoại vi; điện tử, viễn thông, vật liệu xây dựng, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, dệt may, giầy dép và các sản phẩm từ da, gốm sứ, thủy tinh và các mặt hàng từ thủy tinh, xăng dầu, sắt thép, chất dẻo, sản phẩm hóa chất, kim loại khác...
- Thu hút đầu tư vào các lĩnh vực: sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu hoặc thay thế mặt hàng nhập khẩu; công nghiệp chế tạo, công nghiệp hỗ trợ để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Duy trì tốc độ tăng trưởng nhóm sản phẩm có lợi thế, có giá trị gia tăng cao, thị trường xuất khẩu ổn định, tỷ trọng kim ngạch lớn.
- Xác định phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới phù hợp với xu hướng biến đổi của thị trường thế giới và lợi thế của Hà Nội. Rà soát các mặt hàng mới có kim ngạch hiện nay còn thấp nhưng chưa có tiềm năng tăng trưởng cao trong thời gian tới để có các chính sách khuyến khích phát triển, tạo sự phát triển đột phá trong xuất khẩu. Các mặt hàng mới là các mặt hàng chế tạo công nghệ cao. Trong đó, tập trung cho phát triển các mặt hàng công nghiệp mới có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ và chất xám cao, trên cơ sở thu hút mạnh đầu tư trong nước và nước ngoài vào các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu.
- Tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất - chế biến - tiêu thụ; chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm có giá trị gia tăng, đi kèm nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm, hạ giá thành sản phẩm trên cơ sở áp dụng các giải pháp về khoa học công nghệ.
Thứ hai, hỗ trợ sản xuất, xây dựng phát triển thương hiệu, sáng tác mẫu mã và xúc tiến thương mại đối với các sản phẩm làng nghề, sản phẩm truyền thống, giàu bản sắc văn hóa, một số sản phẩm OCOP của thành phố tham gia xuất khẩu.
Để hoàn thành mục tiêu và định hướng trên, Kế hoạch đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
1. Phát triển sản xuất, tạo nguồn cung bền vững cho xuất khẩu.
- Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao; đẩy mạnh hình thành, phát triển các lĩnh vực công nghệ thông tin, tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.
- Triển khai các Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và Chương trình sản phẩm công nghiệp chủ lực của thành phố Hà Nội.
- Quản lý và vận hành vườn ươm doanh nghiệp Hà Nội, nghiên cứu làm chủ công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng của sản phẩm xuất khẩu; phát triển sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin phù hợp với các chiến lược phát triển của Thành phố.
- Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu, tiêu chuẩn của thị trường quốc tế.
- Hỗ trợ hoạt động sản xuất các sản phẩm làng nghề của thành phố tham gia xuất khẩu.
2. Phát triển đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu dài hạn, đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn. Nâng cao hiệu quả chương trình xúc tiến thương mại phù hợp với hoàn cảnh mới.
- Tiếp tục đa dạng hóa thị trường xuất khẩu để không bị phụ thuộc quá lớn vào một số thị trường và giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc xung đột thương mại; Chú trọng phát triển xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới, hệ thống phân phối nước ngoài; đa dạng hóa các hình thức xúc tiến thương mại thị trường ngoài nước nhằm hỗ trợ doanh nghiệp duy trì, khai thác hiệu quả hơn các thị trường truyền thống (Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, ASEAN) và mở rộng các thị trường tiềm năng (Nam Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương, Trung Đông); hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
+ Đối với thị trường châu Á - châu Phi: Duy trì tăng trưởng xuất khẩu ở mức cao hơn so với nhập khẩu kiểm soát nhập siêu từ các thị trường châu Á và đối với các mặt hàng công nghiệp chế biến, chế tạo, nông sản... Tạo bước đột phá mở rộng thị trường xuất khẩu có tiềm năng với các sản phẩm Halal sang các thị trường Hồi giáo và sản phẩm Kosher sang thị trường Israel, Ấn Độ, các nước Nam Á khác và Trung Đông. Thúc đẩy chuyển dịch nhanh và mạnh sang thương mại chính ngạch đối với các có đường biên giới chung gắn với công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng.
+ Đối với thị trường Châu Âu: Đẩy mạnh duy trì bền vững và mở rộng thị phần tại xuất khẩu tại các thị trường Đức, Pháp, Hà Lan, Anh, Italia, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha và các nước thành viên liên minh kinh tế Á - Âu. Thúc đẩy các mặt hàng xuất khẩu hàm lượng công nghệ cao, sản xuất chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao, các loại hàng hóa xanh và tuần hoàn, thân thiện với môi trường và khí hậu, hàng hóa môi trường và các-bon thấp... nhằm khai thác tốt lợi thế về thuế của Hiệp định EVFTA, UKFTA. Đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước EAEU nhóm hàng thực phẩm, gạo, dệt may, đồ da, đồ gỗ, thủy sản, hàng điện tử, điện thoại gắn nâng cao chất lượng tiêu chuẩn sản phẩm. Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, công nghiệp năng lượng...
+ Đối với thị trường châu Mỹ: Tiếp tục củng cố và mở rộng thị phần xuất khẩu tại Hoa Kỳ, Canada và Mexico những nhóm hàng có thể mạnh xuất khẩu của Hà Nội, Việt Nam, đặc biệt nhóm hàng dệt may, da giày, điện, điện tử, đồ gỗ, cơ khí, các loại hàng hóa xanh và tuần hàng, thân thiện với môi trường... Thúc đẩy xuất khẩu nhóm hàng hóa giày dép, ba lô, túi xách, hành thủ công mỹ nghệ, nông sản...
- Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu đặc biệt là thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, hạn chế phụ thuộc vào một thị trường lớn; từng bước cải thiện cân bằng cán cân thương mại với các thị trường Việt Nam nhập siêu theo hướng cân bằng hơn. Tăng cường quản lý nhập khẩu linh hoạt, hiệu quả, đảm bảo lợi ích hợp pháp và chính đáng của quốc gia và phù hợp với các cam kết quốc tế...
3. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển xuất khẩu.
- Phát triển hạ tầng giao thông và hệ thống logistics nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa trong nước và xuất khẩu.
- Xúc tiến thu hút các dự án đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu bằng công nghệ hiện đại.
- Tiếp tục nâng cấp cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; đưa vào khai thác có hiệu quả các khu công nghiệp và khu công nghệ cao; tiếp tục di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm.
4. Tăng cường năng lực xuất khẩu cho các làng nghề và đa dạng hóa các địa bàn xuất khẩu. Phát triển các vùng, địa bàn mới gắn với các ngành nghề thủ công mỹ nghệ của các làng nghề Hà Nội, Việt Nam; phát huy thế mạnh, lợi thế về nguồn nhân lực lao động, tay nghề và chi phí sản xuất...
5. Tăng cường quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu nhằm tạo thuận lợi thương mại, chống gian lận thương mại và kiểm soát nhập khẩu đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi nhằm giảm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp, gián tiếp hỗ trợ nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp.
- Tăng cường các biện pháp quản lý nhập khẩu phù hợp các cam kết quốc tế; giám sát hàng nhập khẩu theo tiêu chuẩn, quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn, bảo vệ môi trường.
- Hình thành được hệ thống các doanh nghiệp xuất khẩu lớn trên địa bàn, có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Phát triển thương hiệu hàng Việt Nam tại nước ngoài; đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp hàng Việt Nam qua các hệ thống phân phối nước ngoài tại Việt Nam..
6. Nâng cao vai trò của Hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp hạt nhân, thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn.
Các Hiệp hội phát huy vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu: Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; thông tin tuyên truyền đến các doanh nghiệp các cơ chế chính sách, các hiệp định FTA của Việt nam đã ký kết; tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường./.
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT